Ngữ nghĩa địa danh Đà Nẵng
Theo ngôn ngữ Chăm, địa danh “Đà Nẵng” có thể được giải thích là “sông lớn”, “cửa sông lớn”. Địa danh này đã được ghi chú trên các bản đồ được vẽ từ thế kỉ XVI trở đi. Điều đó có nghĩa là, từ rất sớm, trong cách hình thành tên gọi, tính chất cửa sông lớn, tính chất cảng thị đã được lưu ý như một điểm quan trọng của thành phố.
Vị trí địa lý Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung độ đất nước, phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên – Huế, phía tây và nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Đây là một thành phố vừa có núi cao, sông sâu, đồi dốc trung du xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.
Đà Nẵng được xem là điểm trung chuyển quan trọng trên con đường di sản miền Trung, thành phố Đà Nẵng được bao bọc bởi 3 di sản văn hóa thế giới: Huế, Hội An, Mỹ Sơn. Xa hơn một chút nữa là di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và Động Thiên Đường. Chính vị trí này đã làm nổi rõ vai trò của thành phố Đà nẵng trong khu vực, đó là nơi đón tiếp, phục vụ, trung chuyển khách.
Thành phố có diện tích 1.256,53 km² gồm 06 quận (Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Cẩm Lệ) và 02 huyện Hòa Vang, huyện đảo Hoàng Sa.
Dân số: 1.029.000 người (theo điều tra dân số 2015)
Giờ địa phương: UTC + 07:00
Các quận, huyện:
- Quận: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ.
- Huyện: Hoà Vang, Hoàng Sa
- Dân tộc:Việt (Kinh), Hoa, Cờ Tu, Tày…
Lịch sử hình thành và phát triển Đà Nẵng
Giữa thế kỷ XVI, khi Hội An đã là trung tâm buôn bán sầm uất ở phía Nam thì Đà Nẵng mới là vị trí tiền cảng, trung chuyển hàng hóa, tu sửa tàu thuyền.
Đầu thế kỷ XVIII, vị trí tiền cảng của Đà Nẵng dần dần trở thành thương cảng thay thế cho Hội An, nhất là khi kỹ thuật đóng tàu ở châu Âu phát triển với những loại tàu thuyền lớn, đáy sâu, ra vào vịnh Đà Nẵng dễ dàng.
Năm 1835, khi vua Minh Mạng có dụ: “Tàu Tây chỉ được đậu tại cửa Hàn, còn các cửa biển khác không được tới buôn bán”, thì Đà Nẵng trở thành một thương cảng lớn bậc nhất miền Trung. T
Sau khi xâm chiếm toàn bộ đất nước ta vào năm 1889, thực dân Pháp tách Đà Nẵng khỏi Quảng Nam và đổi tên thành Tourane, chịu sự cai quản trực tiếp của Toàn quyền Đông Dương.
Đầu thế kỷ XX, Tourane được Pháp xây dựng trở thành một đô thị theo kiểu Tây phương. Cơ sở hạ tầng xã hội, kỹ thuật sản xuất được đầu tư.
Năm 1950, Pháp trao trả Đà Nẵng cho chính quyền Bảo Đại.
Tháng 3.1965 các đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng và thiết lập ở đây một căn cứ quân sự hỗn hợp lớn.
Năm 1967, Đà Nẵng được chính quyền miền Nam xây dựng thành trung tâm chính trị, quân sự, văn hóa cho vùng I và II chiến thuật.
Năm 1975, hòa bình lập lại, Đà Nẵng (là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng) bắt tay vào khôi phục những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh. Mặc dù còn lắm khó khăn nhưng công cuộc phục hồi và phát triển thành phố đã đạt nhiều thành quả, nhất là thời kỳ đổi mới, sau 1986.
Ngày 6.11.1996 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã thông qua Nghị quyết cho phép tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng tách thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương.
Điều kiện tự nhiên của Đà Nẵng
Địa hình thành phố Đà Nẵng khá đa dạng: phía bắc là đèo Hải Vân hùng vĩ, vùng núi cao thuộc huyện Hòa Vang (phía tây bắc của tỉnh) với núi Mang 1.708m, núi Bà Nà 1.487m. Phía đông là bán đảo Sơn Trà hoang sơ và một loạt các bãi tắm biển đẹp trải dài từ bán đảo Sơn Trà đến bãi biển Non Nước. Phía nam có núi Ngũ Hành Sơn. Ngoài khơi có quần đảo Hoàng Sa với ngư trường rộng lớn.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chia 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm từ 28ºC– 29ºC, bão thường đổ bộ trực tiếp vào thành phố các tháng 9, 10 hàng năm.
Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch
Thành phố Đà Nẵng được thành lập từ năm 1888, từ xa xưa đã là hải cảng quan trọng của Việt Nam, nay là một trung tâm kinh tế, một thành phố lớn nhất miền Trung. Đà Nẵng không chỉ gắn bó mật thiết với Quảng Nam mà còn với cả miền Trung, Tây Nguyên, nam Lào, đông bắc Cam-pu-chia.
Đà Nẵng có khu vực cảng Đà Nẵng với cảng biển Tiên Sa (cảng sâu) và 9 cầu cảng dọc sông Hàn, có sân bay quốc tế Đà Nẵng, có hệ thống thông tin liên lạc hiện đại. Đà Nẵng còn là nơi hội tụ các xí nghiệp lớn của các ngành dệt, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
Đến với vùng đất Đà Nẵng, du khách sẽ có dịp đi thăm các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như núi Bà Ná, Ngũ Hành Sơn, đèo Hải Vân, bán đảo Sơn Trà… và có thể bơi lội thoả thích ở các bãi biển đẹp, cát trắng mịn kéo dài hàng chục ki lô mét. Tiềm năng du lịch của vùng đất Đà Nẵng thật to lớn.
Giao thông
Thành phố Đà Nẵng nằm trên trục đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không của cả nước và khu vực. Đà Nẵng nằm trên tuyến đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1A, cách Hà Nội 763km. Từ Đà Nẵng có các chuyến bay đi Hà Nội, Hồ Chí Minh, Nha Trang, Buôn Ma Thuột, Pleiku. Có 5 đường bay quốc tế trực tiếp đến Đà Nẵng đã được mở từ Bangkok, Hong Kong, Siêm Riệp, Đài Bắc và Singapore với 5 hãng hàng không: Vietnam Airlines, PB Air, Siem Riep Air way, Far Transportasion và Sil Airway.
Những mệnh danh của thành phố Đà Nẵng
1. Thành phố đáng sống
14 lí do để ai cũng gọi Đà Nẵng là “thành phố đáng sống”
- Thành phố của những công trình mới mẻ, thú vị
- Nằm giữa trục du lịch “hot” nhất miền Trung: Huế – Đà Nẵng – Hội An
- Cầu Rồng là 1 trong 30 cây cầu ấn tượng nhất thế giới bởi vẻ đẹp hiện đại cùng khả năng phun lửa, phun nước vô cùng ấn tượng.
- Bà Nà sở hữu nhiều kỷ lục
- Nơi không ai thích “ch.ặt ch.ém” khách du lịch
- Bãi biển Mỹ Khê đã được Tạp chí kinh tế Mỹ Forbes bình chọn là một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh.
- Bệnh viện ung thư nhân đạo phi lợi nhuận
- Wifi miễn phí phủ sóng toàn thành phố
- Đồ ăn cực ngon và rẻ
- Bãi biển không có rác
- Gi.ật mình vì giá đồ ăn đồ uống ở sân bay
- Chợ Cồn – nơi để thưởng thức nhịp sống và đồ ăn ngon nhất của dân bản địa
- Đi toilet công cộng “thoải mái như ở nhà”
- Những sự kiện ngoài trời hoành tráng
2. Thành phố của những cây cầu
6 cây cầu đưa Đà Nẵng ra biển lớn khiến ai cũng khao khát được ghé thăm!
- Cầu sông Hàn là biểu tượng của Đà Nẵng, có thể nói rằng đây chính là chiếc cầu quay đầu tiên ở Việt Nam. Mỗi ngày đều đặn vào 1h sáng, phần giữa của cây cầu lại quay 90 độ mở đường cho tàu thuyền lớn qua lại trên sông Hàn.
- Cầu Thuận Phước là cây cầu dây võng dài nhất Việt Nam.
- Cầu Nguyễn Văn Trỗi trở thành cây cầu đi bộ đã thu hút rất nhiều người tìm đến để tận hưởng không khí trong lành đậm chất cổ xưa còn đọng lại của một thành phố biển.
- Cầu Rồng là cây cầu thứ 6 bắc qua sông Hàn. Điểm khiến du khách ấn tượng nhất về cây cầu này là khả năng phun lửa và phun nước thành luồng hơi cực mạnh và đẹp, thể hiện khát vọng vươn xa của Đà Nẵng.
- Cầu Trần Thị Lý là cây cầu dây văng huyền ảo nhất trên sông Hàn, cây cầu như cánh buồm đầy màu sắc đang vươn ra biển lớn, thể hiện khát vọng vươn lên của con người Đà Nẵng.
- Cầu Tình Yêu ở Đà Nẵng bằng những chiếc ổ khoá nhỏ xinh trên lang can cầu. Bên cạnh đó, bức tượng “cá chép hóa rồng” khiến cho du khách cảm tưởng như mình đang ở đất nước Singapore xinh đẹp.
3. Thành phố 5 “không”, 3 “có”
5 “không”:
- Không hộ đói
- Không mù chữ
- Không lang thang xin ăn
- Không ma tuý
- Không giết người cướp của
“3 có”:
- Có nhà ở
- Có việc làm
- Có lối sống văn minh đô thị.
4. Thành phố 4 “an”
“Thành phố an bình” vào 4 lĩnh vực cụ thể:
- An ninh trật tự
- An toàn giao thông
- An toàn vệ sinh thực phẩm
- An sinh xã hội.
Các địa điểm tham quan tại Đà Nẵng được nhiều người yêu thích
1. Di tích lịch sử, văn hoá ở Đà Nẵng
- Đình Bồ Bản
- Đình Hải Châu
- Đình Nại Nam
- Đình Tuý Loan
- Bảo tàng điêu khắc Chămpa
- Bảo tàng Hồ Chí Minh
- Bảo tàng Khu 5
- Bia chùa Long Thủ
- Chùa Linh Ứng
- Chùa Tam Thai
- Di tích K20
- Mộ Ông Ích Khiêm
- Nhà thờ phái chư tộc Quá Giáng
- Thành Điện Hải
2. Thắng cảnh đẹp ở Đà Nẵng
- Đèo Hải Vân
- Đỉnh bàn cờ
- Ngọn hải đăng Thuận Phước, ngọn hải đăng Sơn Trà
- Bán đảo Sơn Trà
- Bãi biển Bắc Mỹ An
- Bãi biển Nam Ô
- Bãi biển Non Nước
- Bãi biển Thanh Bình
- Bãi biển Xuân Thiều
- Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà
- Khu du lịch Bà Nà – Núi Chúa
- Ngũ Hành Sơn
3. Du lịch văn hoá
- Làng đá mỹ nghệ Non Nước
- Làng bánh khô mè Cẩm Lệ
- Làng cổ Phong Nam
- Làng cổ Tuý Loan
- Làng chiếu Cẩm Nê
- Lễ hội Cá Ông
- Lễ hội Cầu ngư
- Lễ hội làng Tuý Loan
- Lễ hội Quán Thế Âm
- Lễ hội Rước mục đồng
4. Du lịch sinh thái ở Đà Nẵng
- Khu du lịch thác Hòa Phú Thành
- Khu du lịch sinh thái suối Hoa
- Khu du lịch sinh thái Ngầm Đôi
- Khu du lịch sinh thái Lái Thiêu
- Khu du lịch sinh thái Suối Lương
Du lịch thể thao, giải trí ở Đà Nẵng
- Bà Nà Hills
- Công viên châu Á
- Nhà văn hóa thiếu nhi
- Helio
- Suối khoáng nóng núi Thần tài
- Các trung tâm thương mại
Ẩm thực Đà Nẵng
1. Khu chợ ẩm thực với nhiều món ăn ngon ở Đà Nẵng
- Chợ Cồn
- Chợ Hàn
- Chợ Nguyễn Tri Phương
- Chợ Đống Đa
- Chợ đêm Hòa Khánh
- Chợ đêm Helio
- Chợ đêm Sơn Trà
- Chợ đêm Lê Duẩn
2. Đặc sản Đà Nẵng
- Mực rim me Đà Nẵng
- Mực khô Đà Nẵng
- Mực xé ăn liền Đà Nẵng
- Cá khô Đà Nẵng
- Bò khô Đà Nẵng
- Nai khô Đà Nẵng
- Chả bò Đà Nẵng
- Ghẹ sữa rim Đà Nẵng
- Nước mắm Nam Ô Đà Nẵng
- Mắm nêm, mắm ruốc Đà Nẵng
- Rong biển Mỹ Khê
- Tré bà Đệ Đà Nẵng
- Bánh khô mè Đà Nẵng
- Bánh dừa nướng Đà Nẵng
- Kẹo đậu phộng Đà Nẵng
- Trà sâm dứa Đà Nẵng
- Đá Non Nước
3. Những món ăn ngon ở Đà Nẵng
- Bánh tráng cuốn thịt heo
- Hải sản
- Bún chả cá
- Bánh xèo
- Bún mắm
- Mì quảng
- Ốc
- Bánh canh
- Bánh kẹp