I.Giới thiệu
Ngôi mộ hợp chất ướp xác vườn đào Nhật
Tân đã được phát hiện tình cờ khi tiến hành giải phóng mặt bằng xây dựng khu đô
thị. Ngay sau đó được tiến hành một cuộc khai quật khảo cổ học chữa cháy ngôi mộ
này năm 2005. Kết quả khai quật này đã được PGS.TS. Nguyễn Lân Cường công bố qua
nhiều hình thức như hội thảo, thông báo khoa học, sinh hoạt câu lạc bộ, truyền
thông báo trí. Do chưa có điều kiện nghiên cứu sâu về tinh dầu nên khi đó chúng
tôi đã lấy một lọ mẫu nước dầu thơm, bảo quản trong lọ thủy tinh nâu đậy kín để
bảo quản và đến bây giờ, sau 9 năm nó được mở ra phân tích nghiên cứu.
Mẫu dầu thơm được gửi đến hãng Tinh dầu
Lam Hà để tìm hiểu. Vị giám đốc hãng tinh dầu này đã ngửi mùi mẫu dầu thơm này
và cho nhận xét: Dầu thơm có mùi đặc trưng của tinh dầu gỗ ngọc am nhưng phảng
phất mùi long não, có thể là do trong thành phần không tổ hợp đủ các chất của
tinh dầu ngọc am mà chỉ chứa một số chất chính, đặc trưng nên ở node hương đầu
là mùi long não nhưng node hương giữa bay lên sau 5 giây lại là mùi ngọc am.
II. Kết quả phân tích và
thảo luận
Để có cơ sở khoa học, chúng tôi đã tiến
hành phân tích sắc ký khối phổ GC-MS so sánh giữa mẫu dầu thơm mộ hợp chất vườn
đào Nhật Tân với 1 mẫu chuẩn tinh dầu được chiết xuất từ gỗ ngọc am chưng cất tại
tỉnh Hà Giang và 1 mẫu tinh dầu gỗ long não chưng cất tại tỉnh Lạng Sơn. Dưới
đây là xin giới thiệu kết quả phân tích 3 mẫu này:
Bảng kết quả phân tích thành phần hóa học các chất trong dầu thơm mộ cổ Nhật Tân, tinh dầu gỗ ngọc am, tinh dầu gỗ long não (chỉ lấy các kết quả có giá trị Area >1%)
Ghi chú: (1): Hàm lượng định lượng chính xác bằng chất chuẩn. (2): thời gian mẫu chạy trong ống mao quản máy sắc ký khí. (3) Diện tích pick của hoạt chất có ý nghĩa định tính về hàm lượng.
Chúng ta thấy 3 chất có trong dầu mộ cổ
Nhật Tân là Camphor, Borneol, alpha Terpineol đều có mặt ở trong thành phần của
tinh dầu gỗ ngọc am. Chất Borneol không có mặt trong tinh dầu gỗ long não. Như
vậy có thể thấy dầu thơm mộ cổ Nhật Tân là từ gồ ngọc am. Sở dĩ dầu thơm mộ cổ
chỉ có ít chất hơn so với tinh dầu được chưng cất là vì nước ngầm trong mộ chỉ
hòa tan được một phần các chất của tinh dầu trong gỗ đóng quan tài. Cũng chính
vì dầu thơm có 3 chất thì 2 chất giống long não nên nó có mùi thơm phảng phất
hương long não ở hương đầu (chất Comphor) nhưng đến hương giữa thì chuyển sang
mùi ngọc am (Borneol).
- Hoạt chất Comphor có tác dụng chống
côn trùng mạnh, được dùng để xua đuổi muỗi, gián, kiến và thuốc trừ sâu.
- Hoạt chất Borneol vừa có tính chống
côn trùng và vừa có khả năng chống nấm mốc mạnh.
- Hoạt chất alpha Terpineol có tính
xát khuẩn, khử trùng mạnh, có khả năng dùng để phòng tránh các dịch bệnh
như cúm, sởi… lây truyền qua đường hô hấp.
- Các chất cedren và cedrol có khả
năng làm hạ huyết áp xuống khoảng 10-20mmHg giúp làm giảm căng thẳng và trấn
tĩnh, dễ ngủ.
- Với những người chết cần bảo quản
xác thời gian dài trước khi chôn cất để chờ đón người thân và khách viếng
thăm thì mùi hương gỗ ngọc am vừa có tác dụng bảo quản thi thể không thối
rữa, đối với người sống khi làm các nghi lễ táng táng thức có tác dụng an
thần, đỡ mệt mỏi, phòng chống dịch bệnh.
Với xác ướp thì khả năng làm se da
giúp cơ thể đỡ bị phân hủy. Không chỉ ở nước ta mà ở nhiều nhiều nước khác còn
sử dụng gỗ Hoàng Đàn để làm quan tài cho những người có địa vị cao trong xã hội.
III. Phân bố thực vật và
lợi ích của gỗ ngọc am:
Cây Ngọc Am có tên khoa học là Cupressus funebris hay còn
gọi là Hoàng Đàn Rủ là loại cây thuộc họ Hoàng Đàn, tên thương mại là Cedarwood.
Gỗ Ngọc Am xuất hiện ở vùng núi cao Hoàng Su Phì của Hà Giang và Lạng Sơn, gỗ được
người dân bản đị khai thác từ các gốc rễ còn sót lại trong rừng. Vào những năm 1947-1954
được sự đồng ý của thực dân Pháp nên có hàng đoàn người Hán –Trung Quốc sang
khai thác cạn kiệt các cánh rừng gỗ ngọc am ở Hà Giang và Lạng Sơn. Hiện giờ chỉ
còn lại các gốc ngọc am và một số ít cây còn sót lại và được xếp vào sách đỏ.
Gỗ Ngọc Am có nhiều tác dụng đối với sức
khỏe, tắm bằng bồn gỗ Ngọc Am giúp cơ thể thải độc tố, lưu thông khí huyết, ngăn
ngừa rôm sảy, giúp tinh thần tỉnh táo. Gỗ ngọc am được dùng làm chậu ngâm chân,
bồn tắm, phòng xông hơi tại các spa có tác dụng thư giãn. Gỗ ngọc am cũng được
nghiền bột làm hương đốt giúp trấn an. Bên cạnh tác dụng về dược tính, gỗ Ngọc
Am được dùng như một biểu tượng tâm linh, các tượng gỗ, tượng thế, tràng hạt, gối
đầu... Gỗ Ngọc Am được người xưa coi như một biểu tượng giúp xua đuổi tà khí, đón
rước thịnh vượng. .
Tinh dầu ngọc am còn có khả năng đông
tụ huyết thanh, làm se da và khử trùng và không gây sót nên với người hoại tử
loét da do nằm liệt có thể bôi tinh dầu ngọc am để làm se khô vết loét. Tinh dầu cất từ gỗ và rễ
cây Ngọc Am được đồng bào H'Mông cất giữ trong nhà và sử dụng như một thứ thuốc
"vạn năng": từ việc chữa các vết thương khi đi rừng như bong gân, sai
khớp, cầm máu, chống nhiễm trùng đến các bệnh tật như cảm cúm, viêm xoang, đau
dạ dày…Mùi thơm từ gỗ Ngọc Am xua đuổi côn trùng tạo mùi thơm dễ
chịu đặc trưng nếu để trong phòng.